Các bài vừa đăng

Recent post

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Cơn tăng huyết áp kịch phát

1.Triệu chứng:

- Cơn xảy ra đột ngột, sau gắng sức hoặc stress, khi thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh…

- Huyết áp tăng cao ≥200/≥120mmHg, có khi tăng rất cao ≥260/≥140mmHg. Có thể chỉ có tăng huyết áp tâm thu đơn thuần.

- Bệnh nhân đau đầu, đỏ mặt bừng, chóng mặt, chuếnh choáng, có thể có buồn nôn, nôn, có khi giảm thị lực, lẫn lộn…

2. Xử trí:

Mục tiêu là dùng các biện pháp khẩn trương đưa huyết áp xuống dưới mức nguy hiểm, thông thường chỉ tới 170 – 180/110mmHg, sau đó huyết áp sẽ dần trở về mức cũ.

- Cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh.

- Nếu huyết áp tăng rất cao ≥200/≥120mmHg:

Lasix 20mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch.

Chọc thủng viên nang Adalate 10mg, nhỏ III giọt vào dưới lưỡi, thuốc có tác dụng ngay sau 3 - 5 phút, đạt mức tối đa sau 15 - 20 phút, kéo dài 4 -5 giờ. Theo dõi huyết áp, nếu vẫn còn cao ≥200/≥120mmHg thì sau 30 phút lại nhỏ thêm III giọt nữa. Chú ý nhỏ nhiều Adalate thì huyết áp giảm rất nhanh nguy hiểm!

Hoặc Captopril 25mg x 1 viên nhai và ngậm trong miệng, thuốc có tác dụng sau 15 - 20 phút, kéo dài 60 phút.

An thần: Seduxen 5mg x 1 viên.

Tiếp tục dùng liều thuốc hạ áp trong ngày.

Với bệnh nhân chưa dùng thuốc: Cho thuốc ức chế men chuyển như Enalapril (Renitec, Ednyt) 5mg x 1 viên/ ngày hoặc Perindopril (Coversyl) 4mg… cũng có thể dùng thuốc ức chế thụ thể bêta như Propranolol 40mg x 1 - 2 viên/ ngày chia 2 lần (nếu không có phản chỉ định như suy tim, mạch chậm, hen phế quản…).

Chế độ ăn giảm muối.

Khi huyết áp đã ổn định, tiếp tục dùng các thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp để đưa huyết áp xuống dần tới <140/<90mmHg. Đồng thời xử trí các yếu tố nguy cơ rối loạn lipid máu, bệnh đái tháo đường, tình trạng stress, hút thuốc lá, tăng cân.

3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
Với những bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát nặng, sau khi đưa huyết áp xuống 170 -180mmHg thì chuyển về tuyến sau để tiếp tục điều trị.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước. Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình. Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.(giangduongykhoa.net).

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

GĐYK © 2008